Lịch sử Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó

Molotov, Stalin và Kliment V

Cảm hứng cho bài "Diễn văn Bí mật" đến cả từ sự hiểu biết khôn khéo về chính trị của Khrushchyov và những sự thật đang hé lộ về các trại lao động khổ sai và các tù nhân của chúng. Viên chức cao cấp của Đảng Cộng sản là Anastas Mikoyan, một đồng minh của Khrushchyov, đã gặp mặt các tù nhân trại lao động khổ sai vừa mới được thả ra và nhận thấy rằng hiện tượng bắt người vô cớ càng ngày càng thịnh hành và rộng khắp hơn là người ta tưởng; ông lập tức chuyển các thông tin này đến cho Khrushchyov, người đang chuẩn bị tạo động thái hành động chính trị của mình[5]. Nói chuyện với Mikoyan, một trong các tù nhân là Alexei Snegov phát biểu rằng "nếu ông [Mikoyan và Khrushchyov] không tự ly khai với Stalin tại Đại hội Đảng lần đầu tiên sau khi ông ta chết, và nếu ông không kể tội của ông ấy ra thì ông sẽ trở thành người đồng lõa tự nguyện trong những tội ác này".[5] Một tù nhân khác, Olga Shatunovskaya, kể lại câu chuyện bà gặp một điệp viên của Nhật Bản, người đã nói với bà rằng "bọn Bolshevik khốn kiếp của bà ở tù mà chẳng biết lý do vì sao"[5] trong khi công nhận tội của mình là quá rõ ràng.

Tù nhân lao động trong các trại tập trung GULAG

Bài diễn văn được soạn thảo dựa vào các kết quả của một ủy ban đặc biệt của Đảng Cộng sản (Petr Nikolaevich Pospelov - chủ tịch, P. D. Komarov, Averky Aristov, Nikolay Mikhailovich Shvernik), được biết như là Hội đồng Pospelov, được sắp xếp tại một khóa họp của đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô vào ngày 31 tháng 1 năm 1955. Mục đích trực tiếp của ủy ban là điều tra những vụ trấn áp các đại biểu của Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 17 năm 1934.

Đại hội đảng lần thứ 17 được chọn cho các cuộc điều tra là vì nó được biết đến như là "Đại hội của kẻ chiến thắng" trong đất nước của chủ nghĩa xã hội "toàn thắng", và vì thế con số to lớn những "kẻ thù" trong số những người tham dự đại hội cần phải giải thích.

Vấn đề trấn áp hàng loạt đã được công nhận trước khi bài diễn văn được đọc. Ủy ban này trưng bằng chứng là trong thời gian từ 19371938 (đỉnh điểm của thời kỳ được biết đến như là Đại thanh trừng) trên một triệu rưởi cá nhân đã bị bắt vì "các hoạt động chống Xô Viết" trong số đó trên 680.000 bị hành quyết[6][7].

Trong khi Khrushchyov không do dự chỉ ra những thủ đoạn xấu xa của chủ nghĩa Stalin về những vụ thanh trừng quân đội, đảng và ban lãnh đạo trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ông rất cẩn thận tránh né bất cứ lời chỉ trích nào về chính sách công nghiệp hóa của Stalin hoặc lý thuyết của Đảng Cộng sản. Khi thảo luận về những cuộc trấn áp hàng loạt thì cũng thấy rõ ràng rằng có sự thiếu vắng, phải nói là cố tình, bất cứ một lời đề cập nào về các vụ bắt bớ ngẫu nhiên các công dân bình thường, bởi vì những sự cố này cũng giống như sự tàn bạo của việc tập thể hóa đã phục vụ lợi ích Đảng và nhà nước[8]. Khrushchyov, nói cho cùng, thì cũng là một người trung thành của Đảng Cộng sản, và ông luôn miệng tán dương chủ nghĩa Lenin và lý tưởng cộng sản trong bài diễn văn của mình như ông luôn miệng kết tội các hành động của Stalin. Theo lý lẽ của Khrushchyov, Stalin là nạn nhân chủ yếu của hiệu quả độc hại của sự tôn sùng cá nhân[9] mà qua các sai trái của ông đã đưa đẩy ông từ một phần tử quan trọng của những chiến thắng của Lenin thành một người mang bệnh hoang tưởng, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi "kẻ thù điên dại của Đảng ta" đó là Beria[10].

Cho dù có tố cáo các cuộc trấn áp chính trị nhưng việc xúc tiến phục hồi lại danh dự cho các nạn nhân của các cuộc trấn áp chính trị thì lại chậm chạp tuy việc phóng thích các tù nhân chính trị từ các trại lao động được khởi sự chẳng bao lâu sau khi Stalin qua đời. Tuy nhiên, các nạn nhân của Vụ án Moskva chỉ được giải oan tất cả mọi tội lỗi vào năm 1988.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó http://www.haaretz.com/hasen/pages/ShArt.jhtml?ite... http://sovietinfo.tripod.com/ELM-Repression_Statis... http://www.fordham.edu/halsall/mod/1956khrushchev-... http://www.uwm.edu/Course/448-343/index12.html http://www.mega.nu/ampp/rummel/ussr.references.htm http://links.jstor.org/sici?sici=0036-0341(196201)... http://www.marxists.org/reference/archive/mao/work... http://www.mltranslations.org/US/TP/tp2.htm http://www.tusachnghiencuu.org/pdf_files/baocao.pd... http://www.memo.ru/history/y1937/hronika1936_1939/...